Địa chỉ website có vai trò là một địa chỉ vật lý có thể hoạt động trên Internet. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được về địa chỉ website . Nếu người dùng muốn truy cập vào trang web thì cũng phải thông qua địa chỉ website. Bài viết sau của Web1click sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về địa chỉ website là gì. Cùng xem ngay nhé!
Địa chỉ website là gì?
Địa chỉ website còn được gọi là domain (tên miền). Đây là dòng chữ mà mọi người dùng cần nhập vào các trình duyệt khi họ muốn truy cập một trang web nào đó. Địa chỉ website phải đảm bảo được tính rõ ràng, ngắn gọn và dễ nhớ. Mỗi website sẽ có một địa chỉ website khác nhau, đặc tính rõ ràng và đặc biệt không được trùng lặp với bất kỳ website nào khác.
>>>Bạn đã biết: Tên miền là gì? và Hosting là gì chưa?
Tại sao cần có địa chỉ website?
- Địa chỉ website chính là công cụ dẫn khách hàng hay người dùng truy cập vào một website cụ thể. Đây là con đường nhanh nhất để khách hàng tìm đến website của bạn nhanh chóng. Tại địa chỉ website, bạn có thể tạo một hệ thống liên hệ chuyên nghiệp. Và điều này sẽ khiến khách hàng đánh giá cao sự uy tín của doanh nghiệp bạn.
Các yếu tố cấu thành nên địa chỉ website
Một địa chỉ website bao gồm 2 yếu tố cơ bản:
Địa chỉ IP
Là một một giao thức mạng có chức năng có chức năng truyền tải siêu văn bản HTTP. Ngày nay siêu văn bản HTTP đã được nâng cấp với các chứng chỉnh an ninh mạng SSL. Thêm chứng chỉ SSL sẽ tạo thành định dạng HTTPS. HTTPS giờ đây đã trở thành yêu cầu quan trọng với các website. Đặc biệt là các trang thương mại điện tử, bán hàng, tổ chức chính trị, giải trí hiện nay đều đăng ký SSL.
Giao thức truyền tệp (FTP)
Đây là giao thức được dùng để truyền tải mail và các tệp tin.
Hai giao thức trên sẽ nằm riêng biệt sau dấu hai chấm. Phần còn lại là tên tệp và đường dẫn.
Lưu ý cài đặt địa chỉ website hiệu quả
Lựa chọn và đăng ký website là một việc rất quan trọng đối với cá nhân hay doanh nghiệp. Để có một địa chỉ website đúng tiêu chuẩn cơ bản, bạn cần tham khảo những cách đặt địa chỉ website dưới đây:
– Thứ nhất, nên chọn tên miền gắn liền với tên doanh nghiệp. Điều này giúp người dùng khi truy cập website của bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn. Từ đó còn giúp trang web của bạn khẳng định thương hiệu và tạo dấu ấn riêng trong tiềm thức của khách hàng.
– Thứ hai, địa chỉ website nên thể hiện được lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp.
– Thứ ba, không nên để các ký tự đặc biệt, con số và chữ cái viết hoa có trong địa chỉ website. Vì điều này có thể làm giảm tỉ lệ truy cập vào trang web của bạn. Bạn cũng có thể đặt số trong tên miền, nhưng không nên đặt quá 3 con số vì điều này sẽ tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp và khiến khách hàng rất khó nhớ địa chỉ website.
– Cuối cùng, hạn chế đặt tên miền quá dài và khó nhớ. Điều này không ảnh hưởng đến tỷ lệ truy cập vào trang web bạn, nhưng với tên miền quá dài sẽ làm cho khách hàng khó nhớ đầy đủ để gõ lên thanh truy cập tìm kiếm.
Lợi ích mà địa chỉ website mang lại?
– Thứ nhất, địa chỉ website chính là công cụ để khách hàng truy cập vào một website cụ thể. Điều này giúp khách hàng tìm đến website của bạn nhanh chóng và dễ dàng.
– Thứ hai, bạn có thể tạo một hệ thống email mang địa chỉ của tên miền website. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ trở nên chuyên nghiệp và uy tín hơn.
– Thứ ba, địa chỉ website là cách tốt nhất để tiếp cận với thị trường thông qua Google và chỉ bằng một cái click chuột. Nếu doanh nghiệp của bạn không có địa chỉ website thì không thể tìm thấy website của mình trên các trình duyệt.
– Cuối cùng, địa chỉ web không giới hạn thời gian hoạt động trong ngày. Nên bạn có thể tư vấn, hoạt động trong và ngoài nước ở bất cứ khung giờ nào.
Có thể bạn chưa biết: Sự khác nhau giữa website động và website tĩnh.
Tìm hiểu một vài thông tin về vòng đời tên miền
Khi đăng ký tên miền có một điều quan trọng mà bạn cần phải biết đó là tên miền không thuộc quyền sở hữu vô hạn. Tên miền sẽ hết hạn sau một thời gian hoạt động và lúc đó bạn cần phải gia hạn tên miền.
Vòng đời của tên miền sẽ hoạt động theo chu kỳ sau:
Giai đoạn tên miền tự do
Tên miền chưa được đăng ký bởi bất kỳ ai. Những tên miền này bạn có thể đăng ký và sở hữu nó hợp pháp.
Giai đoạn tên miền đã được đăng ký
Tên miền đã được một cá nhân, doanh nghiệp nào đó đăng ký và sở hữu.
Giai đoạn gia hạn/duy trì tên miền
Ngay sau khi đăng ký, tên miền được duy trì tối thiểu 1 năm.
Giai đoạn tên miền hết hạn
Sau khi hết thời gian đăng ký, sẽ nhận được thông báo để gia hạn địa chỉ website. Trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn, tên miền vẫn hoạt động bình thường.
Giai đoạn tạm ngừng hoạt động
Tên miền sẽ tạm ngưng hoạt động nếu sau 5 ngày không gia hạn.
Giai đoạn xử lý thu hồi
Sau 35 ngày ở trạng thái tạm dừng hoạt động, nếu chủ sở hữu không nộp phí duy trì, tên miền sẽ được chuyển sang trạng thái xử lý thu hồi. Trong giai đoạn này, nếu muốn cũng thể gia hạn được nữa.
Giai đoạn thu hồi và cho phép đăng ký mới
Tên miền bị thu hồi và xử lý đưa tên miền về trạng thái Available, bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng đăng ký được.
Với bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được địa chỉ website là gì và cũng như những lợi ích của địa chỉ website. Nếu bạn biết những thông tin thú vị nào về địa chỉ website, thì hãy bình luận ở dưới cho mình biết với nhé! Đừng quên theo dõi Website Web1click để có thể cập nhật những tin tức về website mới nhất nhé!